Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục

Hiện nay, đại đa số người dùng rất ưa dùng bộ điều khiển từ xa cho cầu trục và sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục, cổng trục. Bởi vì nó rất thuận tiện và an toàn cho người vận hành, chỉ ngồi một chỗ và điều khiển bộ điều khiển từ xa cầu trục hoạt động.

Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục Telecrane

Công ty thiết bị cầu trục Thuận Phát xin hướng dẫn sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục gồm các bước theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định đâu là bộ phát đâu là bộ thu

Bước 2: Lắp pin cho bộ phát của bộ điều khiển từ xa cầu trục (nút bấm cầm tay)

Bước 3: Xác định nguồn điện phù hợp để gắn vào nguồn điện của điện mạng lưới cung cấp điện cho bộ thu (không cần dùng pin).

Bước 4: Xác định nguồn điện cho khởi động từ, gắn vào khởi động từ

Bước 5: Dựa vào sơ đồ lắp đặt lựa chọn dây tiếp điểm gắn vào khởi động từ tương ứng cho từng nút bấm trên bộ phát.

Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục Telecrane

Bước 6:

  • Mở nguồn bấm thử bộ điều khiển từ xa trên cầu trục theo nhu cầu sử dụng (nâng lên hạ xuống)

  • Để đấu bộ điều khiển người đấu cần chú ý 2 dây nguồn Power 1 (màu đen), dây Power 2 (màu nâu) và dây Com (màu da cam), 3 dây đấu vào 3 pha của nguồn 380V.

  • Đấu như trên là cách chống mất pha áp đơn giản cho cầu trục. Vì nếu mất pha 1 trong 2 dây nguồn bộ điều khiển không có điện sẽ không điều khiển được. Trường hợp 2 nếu mất pha đấu vào dây Com các Contactor sẽ không có điện. Đó là cách bảo vệ mất pha nguồn điện.

  • Dây Main có màu đỏ vì khi nhấn nút Start trên tay điều khiển thì chân sẽ tiếp xúc với chân Com màu cam, khi nhấn Stop sẽ ngắt ra khỏi chân Com. Chân này được đấu với Contactor để cấp điện cho toàn bộ cầu trục – có chức năng dừng khẩn cấp, ngắt nguồn biến tần.

  • Dây Up (contactor chiều lên): Màu vàng

  • Dây Down (contactor chiều xuống): Màu xanh da trời

  • Dây East (contactor chiều trái, xe con): Màu xanh nước biển

  • Dây West (contactor chiều phải, xe con): Màu tím

  • Dây South (contactor chiều thuận, xe lớn): Màu xám

  • Dây North (contactor chiều ngược, xe lớn): Màu trắng

  • Dây R0/Start – Còi báo hiệu, mỗi khi bạn ấn nút start dây này được nối với chân đỏ, bỏ nút start không còn kết nối nữa. Vì vậy, bạn có thể nối chân này với một còi 220v để báo hiệu mỗi khi ấn nút start thì còi sẽ kêu.

Vậy, để lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục người dùng cần chú ý các dây nguồn Power 1, dây Power 2 và các màu sắc tương ứng từng dây. Bộ điều khiển từ xa cầu trục đang được ưa chuộng và sử dụng phổ biến nhất hiện nay là bộ điều khiển từ xa cầu trục của hãng Telecrane và Juuko.

Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục của 2 hãng Juuko và Telecrane có sơ đồ lắp đặt cũng rất đơn giản. Tất cả đều được in ở mặt sau bộ thu. Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục của từng loại được minh họa như các hình sau:

Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục Telecrane F21-2S

Sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục Juuko K600

Sau khi xem sơ đồ và các bước hướng dẫn, nếu công tác lắp đặt của Quý khách vẫn chưa được hoàn chỉnh, hãy gọi ngay về Hotline: 0989 105 202 để được hướng dẫn trực tiếp.

Sau đây là video giới thiệu về sơ đồ lắp đặt điều khiển từ xa cầu trục

 

LIÊN HỆ NGAY >>> 0989 105 202

để được tư vấn miễn phí, và lựa chọn được thiết bị cầu trục phù hợp với nhu cầu của Quý khách

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHIỆP THUẬN PHÁT

VPĐD: 1200/60 Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

VPGD: 42/5/7A Đường 35, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức, TP. HCM.

Email: cautructhuanphat@gmail.com

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng Thuận Phát, kính chúc quý khách sức khoẻ và thành công!


(*) Xem thêm

Bình luận
Đã thêm vào giỏ hàng